Menu

Đường dây tiếp nhận ý kiến
0983609369 [email protected]
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Menu
×
Số 16 (2023)
PDF
  • Ngày xuất bản: 2023-11-12
  • Lượt xem: 80
  • DOI:
Số xuất bản
Trích dẫn bài báo

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHONG BẾ QUANH RỄ THẦN KINH

Nguyễn Văn Chương

Tóm tắt:

Mục tiêu: Nhận xét khả năng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, và tính an toàn của phương pháp phong bế quanh rễ thần kinh (periradicular injection).

Đối tượng: 126 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được khám, chẩn đoán xác đinh bằng phim chụp cộng hưởng từ và theo dõi điều trị bằng phương pháp phong bế cạnh rễ thần kinh.

Phương pháp: tiến cứu, nghiên cứu mở, ngẫu nhiên có đối chứng (so sánh với kết quả điều trị của phương pháp tiêm ngoài màng cứng, 142 bệnh nhân).

Kết quả: rất tốt và tốt của nhóm bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp phong bế là 53,97%, tỷ lệ này của phương pháp tiêm ngoài màng cứng là 69,02%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với với p <0,05. Tỷ lệ các bệnh nhân đạt yêu cầu điều trị (điểm lâm sàng ban đầu giảm từ 50% trở lên) của 2 nhóm tương đối cao (nhóm được phong bế rễ thần kinh 88,32% và nhóm tiêm ngoài màng cứng là 91,56%. Không thấy biểu hiện tai biến và biến chứng ở cả 2 nhóm bênh nhân trong quá trình nghiên cứu.

Kết luận: bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể được điều trị khỏi được bằng phương pháp phong bế cạnh rễ thần kinh.

THE CLINICAL EFFICACY OF PERIRADICULAR INJECTION IN TREATING LUMBAR DISC HERNIATED PATIENTS

Summary

Purposes: evaluating the clinical efficacy of periradicular injection method (PRI) in treating lumbar discal herniation and the safety of the method.

Object: 126 patients with lumbar disc herniation were examined, MRI performed and treated by means of PRI.

Method: opend, randomized, prospective study with control (142 patients treated by means of peridural injection (NMC)).

Results: the clinical efficacy of PRI- method: very good and good 53,97%, there is signifficant difference to NMC-method (69,02%) with P<0,05. The rate of the patients gaining therapeutic target (clinical score decreased ≥ 50% after treatment) of both patients group is relative high (PRI-group 88,32% and MNC- group 91,56%. There is no apparence of converse effects to see in both patients groups.

Conclusion: lumbar discal herniated patients can be successfully treated  by means of PRI-method.