Menu

Đường dây tiếp nhận ý kiến
0983609369 [email protected]
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Menu
×
Số 16 (2023)
PDF
  • Ngày xuất bản: 2023-11-12
  • Lượt xem: 121
  • DOI:
Số xuất bản
Trích dẫn bài báo

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN TRẦM CẢM, RỐI LOẠN STRESS SAU SANG CHẤN Ở BỆNH NHÂN COVID-19 KÉO DÀI BẰNG THANG ĐIỂM PHQ-9, PCL-5 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Phạm Văn Dương, Ngô Thị Hảo, Nguyễn Thị Nga, Khúc Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Dung, Đỗ Đình Tùng

Tóm tắt:

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mối liên quan rối loạn trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn ở bệnh nhân covid 19 kéo dài để đề ra các biện pháp phát hiện sớm, sàng lọc, chẩn đoán và quản lí điều trị.

Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện; đối tượng 378 bệnh nhân mắc covid 19 kéo dài; sử dụng Bảng câu hỏi PHQ-9 đánh giá trầm cảm; Bảng câu hỏi PCL-5 đánh giá rối loạn stress trong sang chấn.

Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có trầm cảm là 16,1%, trong đó: 11,1% mắc trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa chiếm 4%, 1% mắc trầm cảm nặng. Tỷ lệ người bệnh có rối loạn stress sau sang chấn trên thang PCL-5 là 1,3%. Nữ giới có tỉ lệ trầm cảm cao hơn nam giới. Nhóm tuổi ≥ 50 có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 2,9 lần nhóm tuổi < 50, p=0,007. Nhóm bệnh nhân có nhiều triệu chứng trong giai đoạn cấp có khả năng mắc trầm cảm cao hơn nhóm ít triệu chứng 2,2 lần, p=0,035. Nhóm bệnh nhân rất lo lắng về biến chứng của covid-19 có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 4,8 lần so với nhóm ít/không lo lắng, p=0,000. Nhóm bệnh nhân lo sợ bị kì thị nhiều có khả năng mắc trầm cảm cao hơn 2,7 so với nhóm không lo sợ, p=0,013.

Kết luận: Đa số mắc trầm cảm mức độ nhẹ; các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm gồm tuổi ≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của Covid-19, lo lắng bị kì thị, ≥ 5 triệu chứng trong giai đoạn cấp.

Từ khóa: COVID-19, Trầm cảm, Rối loạn stress sau sang chấn

RESEARCH CHARACTERISTICS OF DEPRESSIVE AND POST-TRAUMATIC STRESS IN POST-COVID -19 PATIENTS, USING PHQ-9, PCL-5 SCORES AT SAINT PAUL GENERAL HOSPITAL

Objectives: To determine the prevalence and relationship of depressive disorder and post-traumatic stress disorder in patients with prolonged covid-19 to propose measures for early detection, screening, diagnosis, and treatment management.

Methods: The study used a cross-sectional descriptive research method; 378 patients with prolonged covid 19; using the PHQ-9 Questionnaire to assess depression; The PCL-5 questionnaire assesses traumatic stress disorder.

Results: The proportion of patients with depression was 16.1%, of which: 11.1% had mild depression, moderate depression accounted for 4%, and 1% had major depression. The percentage of patients with post-traumatic stress disorder on the PCL-5 scale was 1.3%. Women have a higher rate of depression than men. The age group ≥ 50 is 2,9 times more likely to have depression than the age group < 50, p=0.007. The group of patients with many symptoms in the acute phase was 2,2 times more likely to have depression than the group with few symptoms, p=0.035. The patients who were very worried about complications of covid-19 were 4,8 times more likely to develop depression than those with little/no anxiety, p=0.000. The group of patients who feared being stigmatized had a higher probability of depression 2,709 than the group without fear, p=0.013.

Conclusion: Most have mild depression; factors associated with the depressive disorder include age ≥50 years, high anxiety about complications of Covid-19, anxiety about stigma, ≥ 5 symptoms in the acute phase.

Keywords: COVID-19, Depression, Post-Traumatic Stress Disorder