Menu

Đường dây tiếp nhận ý kiến
0983609369 [email protected]
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Menu
×
Số 16 (2023)
PDF
  • Ngày xuất bản: 2023-11-12
  • Lượt xem: 104
  • DOI:
Số xuất bản
Trích dẫn bài báo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÔ CẢM GÂY MÊ PROPOFOL KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH CHO NỘI SOI TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC DÒNG TẠI TRUNG TÂM KỸ THUẬT CAO VÀ TIÊU HÓA HÀ NỘI

Trần Nguyễn Nhật, Trần Quang Hải, Lê Đức Thuận, Đỗ Đình Tùng, Nguyễn Hoàng Việt Tuấn

TÓM TẮT: Phương pháp gây mê tĩnh mạch propofol kiểm soát nồng độ đích với thông khí hỗ trợ có nhiều ưu điểm so với không kiểm soát nồng độ đích, có thể áp dụng cho các can thiệp tiết niệu trung bình và ngắn, về trong ngày với hiệu quả khá cao. Nghiên cứu tiền cứu, mô tả lâm sàng có đối chứng, tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trong thời gian từ tháng 02 năm 2021 đến tháng 10 năm 2021, với cỡ mẫu 120 BN ASA I/II được lựa chọn cho can thiệp hệ tiết niệu có hoặc không về trong ngày, chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm I (60BN) gây mê tĩnh mạch với propofol kiểm soát nồng độ đích (KSNĐĐ). Nhóm II (60BN) gây mê propofol bằng bơm điện thông thường không kiểm soát nồng độ đích. Theo nghiên cứu của chúng tôi: thời gian mất tri giác (giây) của nhóm I là 46,02±7,71 so với nhóm II là 39,82±6,73 (p<0,001); thời gian đủ ĐK đặt NTQ (phút) của nhóm I là 4,44±0,72 so với nhóm II là3,95±0,82 (p<0,001). Thời gian can thiệp tán sỏi hệ tiết niệu (không tính thời gian chuẩn bị trải toan kê tư thế): 25,8±17,4 phút so với 24,8±16,1 phút theo thứ tự TCI/BTĐ. Kết quả này cũng phù hợp với thời gian trung bình tán sỏi niệu quản nội soi trong nghiên cứu của Taylo [9] là 21 phút.

Từ khóa: Gây mê tĩnh mạch, kiểm soát nồng độ đích, gây mê thông khí hỗ trợ, can thiệp tiết niệu.

THE EVALUATE EFFICACY OF INTRAVENOUS ANESTHESIA  WITH AND WITHOUT TARGET CONTROLLED INFUSION PROPOFOL  FOR UROLOGICAL PROCEDURES AT THE HANOI HIGH AND DIGESTIVE CENTER

ABSTRACT: Intravenous anesthesia with propofol TCI together with LMA ventilation has many advantages compared to propofol without TCI. It can apply to medium and short urological procedures for outpatients, with pretty high efficiency. Randomized  controlled  clinical  trials.  At the Hanoi High Tech and Digestive Center, Saint Paul General Hospital from February 2021 to October 2021, 120 ASA I/II patients are selected to undergo ambulatory  urological  procedure,  then  randomly  divided  into  2  groups.  Group  1  in (60  patients)  were  received intravenous  anesthesia  with  target  controlled  infusion  (TCI)  propofol.  Group  II  (60 patients)  were  received propofol through electric syringe pump. According to our research:  Losing  awareness  time  (second)  of  group  I  is 46.02±7.71 versus of group II is 39.82±6.73 (p<0.001); time for LMA insertation (minute) of group I is 4.44±0.72 versus of group II is 3.95±0.82 (p<0.001); Time of interventional lithotripsy of the urinary system (excluding preparation time for postural preparation): 25.8±17.4 minutes compared with 24.8±16.1 minutes in the order of TCI/BDR. This result is also consistent with the mean time of endoscopic ureteral lithotripsy in Taylo's study is 21 minutes.

Key  words: Intravenous  anesthesia,  target  controlled  infusion,  anesthesia  for  outpatient,  urological