Menu

Đường dây tiếp nhận ý kiến
0983609369 tcsknt@gmail.com
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Menu
×
Số 16 (2023)
PDF
  • Ngày xuất bản: 2023-11-12
  • Lượt xem: 64
  • DOI:
Số xuất bản
Trích dẫn bài báo

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP “TỰ QUẢN LÝ ĐAU” Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG MẠN TÍNH DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Trần Thị Ngọc Trường, Lê Tuấn Anh

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP “TỰ QUẢN LÝ ĐAU” Ở BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG MẠN TÍNH DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

TÓM TẮT

Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả của phương pháp “Tự quản lý đau” (Self-management of pain – SMP) trong điều trị đau thắt lưng mạn tính ở bệnh nhân (BN) thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ).

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, có đối chứng, theo dõi dọc kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên 82 BN đau thắt lưng mạn tính do TVĐĐ, điều trị nội trú tại khoa Thần kinh Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023; chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (NC) gồm 41 BN được điều trị nội khoa cơ bản kết hợp với phương pháp “Tự quản lý đau” và nhóm chứng gồm 41 BN được điều trị nội khoa cơ bản đơn thuần.

Kết quả: Sau điều trị, hiệu số điểm VAS ở nhóm NC là 5,17 ± 1,2 còn ở nhóm chứng là 4,17 ± 1,18 (p<0,05); hiệu số điểm OSWESTRY ở nhóm NC là 50,0 ± 10,1 còn ở nhóm chứng là 32,0 ± 16,2 (p < 0,05); hiệu số điểm ZUNG ở nhóm NC là 17,9 ± 4,2 còn ở nhóm chứng là 7,6 ± 5,6 (p< 0,05).

Kết luận: Bước đầu đánh giá phương pháp “tự quản lý đau” có hiệu quả hỗ trợ điều trị nội khoa trong cải thiện mức độ đau, tình trạng mất chức năng của cột sống thắt lưng và triệu chứng rối loạn lo âu đối với BN đau thắt lưng mạn tính do TVĐĐ.

Từ khóa: thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng mạn tính, tự quản lý đau.

 ASSESSMENT OF THE EFFECTIVENESS OF THE METHOD “SELF MANAGEMENT OF PAIN” IN PATIENTS WITH CHRONIC LOW BACK PAIN DUE TO LUMBAR DISC HERNIATION

SUMMARY

Objective: To initially evaluate the results of "Self-management of pain" (SMP) method in the treatment of chronic low back pain in patients with disc herniation.

Methods: interventional, retrospective combined with prospective, controlled study on 82 patients with chronic low back pain caused by lumbar disc herniation, being treated at the Neurology Department of Military Hospital 103 from September 2022 to May 2023; they were divided into two groups: the study group consisted of 41 patients with basic medical treatment combined with the “Self-management of pain” method and the control group consisted of 41 patients with basic medical treatment.

Results: At discharge, the difference in VAS score in the study group was 5.17 ± 1.2 and in the control group was 4.17 ± 1.18 (p<0.05); the difference of OSWESTRY score in the study group was 50.0 ± 10.1 and in the control group was 32.0 ± 16.2 (p < 0.05); The difference of the ZUNG score in the study group was 17.9 ± 4.2 and in the control group was 7.6 ± 5.6 (p < 0.05).

Conclusion: it was initially assessed that the method of “self-management of pain” was significantly effective to support the medical treatment in improving pain severity, lumbar spine dysfunction and anxiety disorders in patients with chronic low back pain due to disc herniation.

Keywords: disc herniation, chronic low back pain, self-management of pain.