KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÁM MÁ BẰNG LASER PICOSECOND ND:YAG BƯỚC SÓNG 1064 NM KẾT HỢP VỚI BÔI SẢN PHẨM 3 THUỐC TRANEXAMIC ACID, LACTOBIONIC ACID, NIACINAMIDE
Tóm tắt
Điều trị rám má hiện nay có rất nhiều phương pháp, nhưng chưa có biện pháp điều trị nào được coi là giải pháp triệt để trong điều trị rám má. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành với mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị rám má bằng laser Picosecond Nd:YAG bước sóng 1064 nm kết hợp với bôi sản phẩm 3 thuốc tranexamic acid, lactobionic acid, niacinamide. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, so sánh trước sau được thực hiện trên 33 bệnh nhân ≥ 18 tuổi, được chẩn đoán là rám má đến khám tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội từ tháng 9/2022 – 9/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy: toàn bộ bệnh nhân là giới nữ, tuổi trung bình là 43,3 ± 6,5, loại da chủ yếu là tuýp 4 (84,8%), thể lâm sàng rám thượng bì chiếm khoảng 50,0% và đa số là thể nhẹ chiếm 63,6%. Sau 8 lần chiếu laser tất cả các thể rám má đều cải thiện (chỉ số MASI giảm từ 7,7 xuống còn 3,5), trong đó thể rám thượng bì đáp ứng điều trị tốt nhất, cải thiện 66% (chỉ số MASI từ 5,3 xuống còn 1,8). Rám nhẹ và trung bình có kết quả điều trị tốt và rất tốt cao (85,7 và 75%), trong khi rám nặng và rất nặng có kết quả điều trị trung bình cao (66,7 và 100%). Chỉ số Brown Spots cải thiện rõ rệt sau khi điều trị so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Bệnh nhân không gặp bất cứ một tác dụng không mong muốn nào sau khi điều trị laser, các tác dụng phụ tạm thời khi sử dụng thuốc bôi là đỏ, khô da và châm chích. Kết luận: phác đồ sử dụng laser Picosecond Nd:YAG bước sóng 1064 nm kết hợp với bôi sản phẩm 3 thuốc tranexamic acid, lactobionic acid, niacinamide bước đầu có những hiệu quả nhất định, cần tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo.
Từ khóa: rám má, laser Picosecond Nd:YAG, tranexamic acid, lactobionic acid, niacinamide
THE RESULTS OF TREATING MELASMA WITH A PICOSECOND ND: YAG LASER AT A WAVELENGTH OF 1064 NM COMBINED WITH THE APPLICATION OF THREE TOPICAL PRODUCTS: TRANEXAMIC ACID, LACTOBIONIC ACID, AND NIACINAMIDE
Summary: Melasma treatment currently offers numerous methods, but there is no definitive solution for melasma treatment. Therefore, the research was conducted with the objective of assessing the results of treating melasma with a Picosecond Nd: YAG laser at a wavelength of 1064 nm in combination with the application of three topical products: tranexamic acid, lactobionic acid, and niacinamide. Subjects and Research Methods: A descriptive comparative study was conducted on 33 patients aged ≥ 18, diagnosed with melasma, who visited Hanoi Dermatology Hospital from September 2022 to September 2023. Results: All patients were female, with an average age of 43.3 ± 6.5, predominantly Fitzpatrick skin type 4 (84.8%). The clinical type of melasma predominantly involved the epidermal type, accounting for about 50.0%, and the majority were mild in severity (63.6%). After 8 sessions of laser treatment, all types of melasma improved (the MASI score decreased from 7.7 to 3.5). Among them, the epidermal type showed the best response, with a 66% improvement (the MASI score decreased from 5.3 to 1.8). Mild and moderate melasma had good treatment results, with high improvement rates (85.7% and 75%), while severe and very severe melasma had moderate to high treatment results (66.7% and 100%). The Brown Spots score significantly improved after treatment compared to before treatment, with statistical significance at p < 0.01. Patients did not experience any adverse effects. Conclusion: The protocol using Picosecond Nd: YAG laser at a wavelength of 1064 nm in combination with the application of three topical products: tranexamic acid, lactobionic acid, and niacinamide, initially demonstrated certain effectiveness, and further research is needed.
Keywords: melasma, Picosecond Nd: YAG laser, tranexamic acid, lactobionic acid, niacinamide