Menu

Đường dây tiếp nhận ý kiến
0983609369 [email protected]
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Menu
×
Số 15 (2023)
PDF
  • Ngày xuất bản: 2023-09-30
  • Lượt xem: 93
  • DOI:
Số xuất bản
Trích dẫn bài báo

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU, RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN COVID-19 KÉO DÀI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Phạm Văn Dương, Ngô Thị Hảo, Nguyễn Thị Nga, Khúc Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Dung, Đỗ Đình Tùng

Tóm tắt:

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, các yếu tố liên quan rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân covid 19 kéo dài để đề ra các biện pháp phát hiện sớm, sàng lọc, chẩn đoán và quản lí điều trị.

Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện; đối tượng 378 bệnh nhân mắc covid 19 kéo dài; sử dụng Bảng câu hỏi GAD 7 đánh giá lo âu; Bảng câu hỏi PCL-5 đánh giá mất ngủ.

Kết quả: Tỷ lệ rối loạn lo âu của BN Covid-19 kéo dài trên thang GAD-7 là 28,3%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa (22,7%). Rối loạn giấc ngủ là rối loạn thường gặp ở BN Covid-19 kéo dài (39,1%). Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu: tuổi≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của Covid-19, lo lắng bị kì thị vì nhiễm bệnh, ≥5 triệu chứng trong giai đoạn cấp. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu: tuổi≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của Covid-19.

Kết luận: Đa số rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ, vừa; các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ gồm tuổi ≥50, lo lắng nhiều về biến chứng của Covid-19, lo lắng biến chứng, ≥ 5 triệu chứng trong giai đoạn cấp.

Từ khóa: COVID-19, Trầm cảm, Rối loạn stress sau sang chấn

RESEARCH STUDY ON ANXIETY DISORDERS, AND SLEEP PROBLEMS IN POST-COVID -19 PATIENTS AT SAINT PAUL GENERAL HOSPITAL

Objectives: To determine the prevalence and factors related to anxiety disorders and sleep disorders in prolonged COVID-19 patients to propose measures for early detection, screening, diagnosis, and treatment management.

Methods: The study used a cross-sectional descriptive research method, convenient sampling; subject 378 patients with prolonged covid 19; using the GAD 7 Questionnaire to assess anxiety; The PCL-5 questionnaire assesses insomnia.

Results: The rate of anxiety disorders in COVID-19 patients lasting on the GAD-7 scale was 28.3%; most of them were mild and moderate (22.7%). Sleep disturbance is common in long-term Covid-19 patients (39.1%). Some factors are related to anxiety disorders: age ≥50, worry a lot about complications of COVID-19, worry about being stigmatized because of COVID, ≥5 symptoms in the acute stage. Some factors are associated with anxiety disorders: age ≥50, high anxiety about complications of Covid-19.

Conclusion: Most anxiety disorders are mild and moderate; Factors related to anxiety disorders and sleep problems include age ≥50, high anxiety about complications of COVID-19, anxiety about complications, and≥ 5 symptoms in the acute phase.

Keywords: COVID-19, anxiety disorder, sleep problems