BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU - BỆNH VIỆN NỘI TIẾT NGHỆ AN
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả thở máy trên bệnh nhân suy hô hấp ở khoa hồi sức cấp cứu.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 29 bệnh nhân suy hô hấp có chỉ định thở máy.
Kết quả: Tuổi trung bình: 64,6 ± 16,1, tỉ lệ nữ/nam là 1,4, nguyên nhân suy hô hấp: Bệnh lý ở phổi: 37,9 %, thần kinh - cơ: 27,6%, tim mạch: 20,7%, bệnh lý khác: 13,8%. Sau thở máy 60 phút có sự cải thiện rõ rệt về mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 . Thời gian thở máy trung bình: 37,1 ± 41. Viêm phổi thở máy là biến chứng sớm gặp nhiều nhất trong thở máy (13,8%). Tỷ lệ thôi thở máy thành công: 62%, thất bại 38% do các nguyên nhân chính: nhiễm trùng nặng(37,3%), suy đa tạng(27,3%), biến chứng thở máy(18,2%), suy kiệt(9,1%) và nguyên nhân khác. Tỷ lệ khỏi ra viện: 55,2%, chuyển tuyến:20,7%, nặng xin về:24,1%.
Kết luận: Nguyên nhân suy hô hấp thường gặp: Bệnh lý về phổi. Biến chứng sớm thở máy gặp nhiều nhất: viêm phổi thở máy. Nhiễm trùng nặng là nguyên nhân chính thở máy thất bại. Tỷ lệ thôi thở máy thành công: 62%. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi ra viện 55,2% là thành công bước đầu trong triển khai thở máy tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An.
Từ khóa: Suy hô hấp, thở máy, thôi thở máy.
SUMMARY
Objective: To evaluate the results of mechanical ventilation in patients with respiratory failure in emergency department.
Subjects and methods: A prospective, cross-sectional descriptive study of 29 patients with respiratory failure indicated mechanical ventilation.
Results: Mean age: 64,6 ± 16,1, female / male ratio: 1,4, cause of respiratory failure: lung diseases: 37,9%, neuromuscular diseases: 27,6%, cardiovascular diseases: 20,7%, other diseases: 13,8%. After 60 minutes there is a marked improvement in blood pressure, pulse, respiration, SpO2. Average mechanical ventilation time: 37.1 ± 41. Ventilator associated pneumonia was the most frequent complication of mechanical ventilation (13.8%). Success rate of mechanical ventilation was 62%, failure of 38% due to major causes: severe infection (37,3%), multiple organ failure (27,3%), ), malnutrition (9,1%) and other causes. Rate of discharge: 55,2%, referrals: 20,7%, family request: 24,1%.
Conclusion: Common causes of respiratory failure: Pulmonary diseases. The most common complications of mechanical ventilation are ventilator associated pneumonia. Severe infections are the main cause of respiratory failure. Success rate of weaning ventilator: 62%. The rate of discharge 55.2% was the initial success in the implementation of mechanical ventilation at Nghe An Endocrinology Hospital
Keyword: Respiratory failure, mechanical ventilation, weaning ventilator.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Vũ Văn Đính và cs (2003), Hồi sức cấp cứu toàn tập, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 533-559.
- Bùi Xuân Tám (1999), Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.654-671.
- Nguyễn Đạt Anh (2012), Hồi sức cấp cứu tiếp cận theo phác đồ, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, tr. 59-65.
- Nguyễn Đạt Anh (2009), Những vấn đề cơ bản trong thông khí nhân tạo, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 37-47, 132-147.
- Madell LA et al (2007), Infections diseases society of Americian thoracic, Society conseses guidelines on the management of community-acquired preunonia in adults, pp. 27-72.
- Phạm Lực (2009), Các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở cộng đồng cần thở máy qua nội khí quản, Tạp chí y học thực hành, 7, tr. 162-164.
- Poitano(2006), Management of airway clearance in neuromuscular disease, Respi care, 51, pp. 8.
- Mahmood NA (2013), Frequence of hypoxic events in patients on a mechanical vetilator, J Crit llln Inj Sci, 3, pp. 2.
- Trần Hữu Thông, Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012), Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa cấp cứu và hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nghiên cứu y học, 80, tr. 3.
- Janet MP (1999), Use of a ventilatory support system for acute respiratory failure in the emergency department, Chest, 116, p p. 1.