Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Basedow (còn gọi là bệnh Graves) được Carl von Basedow mô tả năm 1940, là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp. Ở nước ta, bệnh Basedow chiếm 45,8% trong các bệnh nội tiết, bệnh gặp ở nữ khoảng 80 – 90%. Hormon giáp tăng cao và kéo dài dẫn đến mất xương.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mật độ xương ở bệnh nhân cường giáp, bằng các phương pháp đo hấp thụ photon đơn, kép ở cột sống và cổ xương đùi, chụp XQ bàn tay, siêu âm xương gót, đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA).
Ngày nay chẩn đoán loãng xương dựa vào phương pháp đo mật độ xương. Loãng xương do cường giáp là một bệnh rối loạn chuyển hóa hay gặp. Vì vậy, cần phát hiện sớm loãng xương ở những bệnh nhân nhiễm độc giáp để có biện pháp điều trị dự phòng mất xương, cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu về loãng xương thứ phát, song có rất ít những nghiên cứu đề cập đến tình trạng loãnh xương ở bệnh nhân Basedow.
Ở Việt Nam, hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về loãng xương và có một số công trình nghiên cứu về mật độ xương trên bệnh nhân Basedow.
Tại Nghệ An hiện nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề loãng xương trên bệnh nhân Basedow. Cho nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:
1. Đánh giá mật độ xương và xác định tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân nữ Basedow điều trị nội trú tại bệnh viện Nội tiết Nghệ An.
2. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow
KẾT LUẬN
1. Mức độ loãng xương, giảm mật độ xương ở vị trí xương gót ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng với p<0,05. Nhóm Basedow: Có 8/67 (11,9%) bệnh nhân bị loãng xương; có 35 /67 (52,2%) bệnh nhân bị giảm mật độ xương. Nhóm chứng: Có 2/60 (3,33%) người bị loãng xương; có 20/60 (33,3%) người bị giảm mật độ xương.
2. Ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến MĐX ở bệnh nhân nữ Basedow
- Nồng độ TSH thấp ≤ 0,05 μU/ml có ảnh hưởng đến mật độ xương với p < 0,05.
- Thời gian mắc bệnh càng dài thì mức độ ảnh hưởng đến MĐX càng lớn với p < 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đức Thọ (2000), “Bệnh Basedow”, Bài giảng bệnh học nội khoa, NXB Y học Hà Nội, tr 251 – 260
2. Tạ Văn Bình (2004), “Bệnh Grave - Basedow”, chuyên đề nội tiết chuyển hóa, NXB Y học Hà Nội, tr 52 - 88
3. Nguyễn Ngọc Lanh (2000), Sinh lý nội tiết, sinh lý bệnh học, Bộ môn miễn dịch – sinh lý bệnh, Đại học Y Hà Nội, NXB Y học Hà Nội, Tr 418 – 452
4. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), “Các nguyên nhân loãng xương và điều trị”, Bài giảng bệnh học nội khoa dành cho đối tượng sau đại học, NXB Y học Hà Nội, Tr 436 – 446.
5. Nguyễn Thị Thanh Phượng (2001), Bước đầu nghiên cứu mật độ xương gót và xương cẳng tay ở nữ giới tuổi 20 – 39 bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép ( PIXI), Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Furlanetto RP (2001), “Thyroid and Osteoporosis”, Clin Endocrinology, 43(3), pp. 339- 345.
7. Diamond T, Vine J, Smart R, Butler P (1998), “Thyrotoxic bone disease in women: a potentially reversible disorder”, Thyroid Summer, 4(2), pp. 143- 144.
8. Sinnesael M, Claessens F, Boonen S, Vanderschueren D (2013), “Novel insights in the regulation and mechanism of androgen action on bone”. Current Opinion in Endocrinology & Diabetes and Obesity,20(3), pp. 240–244.
9. Rosen H.N, Moses A.C, Gundberg C et al (1997), Therapy with parenteral pamidronate prevennts thyroid hormone induced bone turnover in humans, J cli Endocrin Metab, 77,pp. 664 – 669.
10. Wardlaw G.M. (1996), Putting body weight and Oteoporosis into perspective, Ann -J- Clin – Nutr, 63, (Suppl 3), pp. 24 – 27.
11. Furlanetto RP,(2001) Thyroid and Oteoporosis, Clin Endocrinol, 43(3), pp. 339 – 345.
12. Valimake M.J, Karkhainen M, Lamberg A.C. et al.(1999), Exercise Smoking and calcium intake during adolescentce and eary aduthood as determinants of peak bone mass,BMJ, 309(6949), pp. 230 – 235.
13. Reckllinghausen (1891), Thyroid and Osteoprosis determinants of peak bone mass, j clin Endocrin Metab, 45, pp. 66 – 69
14. Ziegler R. Scheidt N.C, charla S,(2000), Pathophysiology of Osteoporosis: unersolved problems and new insights, J – Nutr, 125 (suppl 7), pp. 2033 – 2037.
15. Ryckewaert A (1968), Osteoporosis 5 year and older eary aduthood, Rev – Nutr, 18, pp. 23 – 25.
16. Joseppht McKenna (2001), Graves disease, The Lancet, 357, pp. 1793 – 1796.