Menu

Đường dây tiếp nhận ý kiến
0983609369 tcsknt@gmail.com
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Menu
×
Số 13 (2023)
Số xuất bản
Trích dẫn bài báo

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ TƯƠNG TÁC THUỐC TIM MẠCH – BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ THÔNG QUA PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG VÀ HỆ THỐNG CẢNH BÁO TRÊN PHẦN MỀM KÊ ĐƠN (HIS) TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Trần Thu Phương, Nguyễn Tứ Sơn, Nguyễn Thị Dừa, Vũ Bích Hạnh, Nguyễn Đình Hiến, Nguyễn Thành Hải

Tóm tắt:

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc quản lý tương tác thuốc tim mạch – bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú thông qua phối hợp hoạt động dược lâm sàng và hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn (HIS), nhằm nâng cao hiệu quả phòng tránh các tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên lâm sàng.

Phương pháp và kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau dựa trên rà soát dữ liệu kê đơn thuốc nội trú điện tử tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 8/2021 - 10/2021 và tháng 1/2022 - 3/2022. Kết quả cho thấy bệnh nhân có tương tác thuốc tim mạch – bệnh trong mẫu nghiên cứu đều là bệnh nhân cao tuổi (trước can thiệp là 67,2 ± 14,4 và sau can thiệp là 53,0 ± 8,6) và sử dụng nhiều thuốc (trước can thiệp 7,6 ± 2,0 và sau can thiệp 6,2 ± 1,3). Tổng số tương tác thuốc tim mạch - bệnh trước khi can thiệp là 71 lượt tương tác (1,055%) giảm còn 7 lượt (0,101%) sau can thiệp. Các cặp tương tác còn xuất hiện sau can thiệp là: clopidogrel - loét đường tiêu hóa có kèm chảy máu, lợi tiểu thiazid - suy thận nặng vàaspirin - loét dạ dày/tá tràng không kèm chảy máu. Các cặp tương tác này đã được các dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị để đồng thuận xử trí.

Kết luận: Với mô hình triển khai quản lý tương tác thuốc tim mạch - bệnh thông qua hệ thống cảnh báo trên phần mềm kê đơn (HIS) và hoạt động của dược sĩ đã phòng tránh được các cặp tương tác thuốc tim mạch - bệnh xảy ra trên lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Từ khóa: Tương tác thuốc – bệnh, hệ thống cảnh báo, hoạt động dược lâm sàng, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

THE EFFECTIVENESS OF MANAGING CARDIOVASCULAR DRUG-DISEASE INTERACTIONS IN INPATIENTS THROUGH THE DRUG INTERACTIONWARNING SYSTEM AND CLINICAL PHARMACY ACTIVITY IN SAINT PAUL GENERAL HOSPITAL

Objectives: To evaluate the effectiveness of managing cardiovascular drug-disease interactions in inpatients through the drug interaction warning system and clinical pharmacy activity in Saint Paul General Hospital.

Results: This research was designed as an intervention study. The results showed that the patients in this study were elderly (mean age: 67,2 ± 14,4 in the pre-intervention period and 53,0 ± 8,6 in the intervention period), using many drugs in both stages, respectively: 7,6 ± 2,0 and 6,2 ± 1,3. After the pharmacist intervened, the number of cardiovascular drug-disease interactions reduced from 71 (1,055%) to 7 (0,101%). Interaction pairs that still occurred after interfering were: clopidogrel - peptic ulcer with bleeding, thiazide diuretics - severe renal failure, and aspirin - peptic ulcer without bleeding. The consensus between physicians and pharmacists handled these interactions.

Conclusion: The drug-disease interaction warning system and clinical pharmacy activity have managed all pairs of interactions that often occur in inpatients in Saint Paul General Hospital.

Keywords: drug-disease interaction, warning system, clinical pharmacy activity, hospital.