Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Tóm tắt:
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả thay đổi lối sống ở người tiền đái tháo đường týp 2 (TĐTĐ) tại tỉnh Ninh Bình.
Phương pháp: Tổng số 618 đối tượng tiền ĐTĐ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của WHO-IDF 2010, tuổi trung bình 56,1±8,1, được can thiệp thay đổi lối sống trong 24 tháng.
Kết quả: Kết quả cho thấy: thói quen hút thuốc, uống rượu/bia khó thay đổi; tỉ lệ ít ăn rau, sử dụng dầu/mỡ động vật giảm; tỉ lệ có HĐTL trong công việc, thể thao và khi đi lại tăng. Can thiệp lối sống làm giảm mức glucose máu và giảm tỉ lệ phát triển thành đái tháo đường. Nhóm tuân thủ có chỉ số glucose máu lúc đói và glucose sau 2 giờ giảm, tỉ lệ glucose máu về bình thường cao hơn so với nhóm không tuân thủ. Trung bình chỉ số insulin tăng, HOMA2-IR có sự khác biệt giữa nhóm tuân thủ và không tuân thủ (p<0,01). Chỉ số HOMA2-%S, HOMA2-%B tăng, tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt giữa nhóm tuân thủ và không tuân thủ.
Kết luận: Ở người tiền ĐTĐ, can thiệp lối sống sau 24 tháng có hiệu quả làm giảm các yếu tố nguy cơ về lối sống, có hiệu quả phòng ngừa ĐTĐ thông qua giảm chỉ số kháng insliun. Sự tuân thủ can thiệp có ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Từ khóa: Đái tháo đường; tiền đái tháo đường; can thiệp; kháng insulin
INVESTIGATING THE IMPACT OF TREATMENT COMPLIANCE ON EFFECTIVENESS OF LIFESTYLE CHANGES IN PRE-DIABETES POPULATION AFTER 24 MONTHS OF INTERVENTION
Summary
Objectives: The study aims to assess the impact of treatment on effectiveness of lifestyle changes in pre-diabetes population in Ninh Binh province.
Methods: 618 pre-diabetes defined by WHO-IDF 2010 criteria, everage ages 56,1±8,1 years, were intervented by lifestyle modification for 24 months.
Results: The habits of smoking and alcohol drinking were difficult to change; interventions encouraged dietary and physical activity behaviour changes in pre-diabetes population. Lifestyle intervention decreased the risk factors and fasting blood glucose level and 2 hours glucose level. The rate of participants turning to normal blood glucose level was higher in compliance group than non-compliance group.
Insulin index, insulin resistance (HOMA2-IR), beta cell fuction (HOMA2-%B) and insulin sensitivity index (HOMA2-%S) increased significantly; there was diference statistically between compliance group campare with non-compliance groups.
Conclusion: Among pre-diabetes, after 24 months of lifestyle intervention, Compliance of intervention reduced the risks of developing diabetes. Lifestyle intervention decrease risk factors and the risk of pre-diabetes progressing to diabetes for 24 months in Ninh Binh province.
Keywords: diabetes, pre-diabetes, intervention
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Bình (2007), Những Nguyên lý Nền tảng Bệnh đái tháo đường - Tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, 815.
2. Cao Mỹ Phượng, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Hải Thuỷ (2011), "Nghiên cứu kết quả can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường trên cộng đồng tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh". Tạp chí Nội tiết - Đái tháo đường. 3: 20-27.
3. Diabetes Prevention Program Research Group (2009), "10-year follow-up of diabetes incidence and weight loss in the Diabetes Prevention Program Outcomes Study". Lancet (London, England). 374(9702): 1677-86.
4. International Diabetes Federation (2015), "IDF Diabetes Atlas: Seventh edition". IDF Diabetes Atlas. Six edition.
5. Iqbal Hydrie M.Z., Basit A., Shera A.S., et al. (2012), "Effect of intervention in subjects with high risk of diabetes mellitus in Pakistan". Journal of nutrition and metabolism. 2012.
6. Perreault L., Kahn S.E., Christophi C.A., et al. (2009), "Regression from pre-diabetes to normal glucose regulation in the diabetes prevention program". Diabetes Care. 32(9): 1583-88.
7. Tuomilehto J., Lindstrom J., Eriksson J.G., et al. (2001), "Finnish Diabetes Prevention Study Group. Prevention of type 2 diabetes mellitus by changes in lifestyle among subjects with impaired glucose tolerance". N Engl J Med. 3;344(18): 1343-50.
8. Katula J.A., Vitolins M.Z., Rosenberger E.L., et al. (2011), "One-year results of a community-based translation of the diabetes prevention program Healthy-Living Partnerships to Prevent Diabetes (HELP PD) project". Diabetes Care. 34(7): 1451-57.
9. Perreault L., Kahn S.E., Christophi C.A., et al. (2009), "Regression from pre-diabetes to normal glucose regulation in the diabetes prevention program". Diabetes Care. 32(9): 1583-88.
10. Younis N., Soran H., Farook S. (2004), "The prevention of type 2 diabetes mellitus: recent advances". Q J Med. 97: 451-55.