Menu

Đường dây tiếp nhận ý kiến
0983609369 [email protected]
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Số ISSN: 2525-2542; ISSN: 3030-4032
Journal of Endocrinology and Health Science
Menu
×
Số 14 (2023)
PDF
  • Ngày xuất bản: 2023-08-30
  • Lượt xem: 116
  • DOI:
Số xuất bản
Trích dẫn bài báo

NGHIÊN CỨU TỈ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM, LO ÂU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Phạm Văn Dương, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Đỗ Đình Tùng

Tóm tắt:

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 khuyến cáo phát hiện sớm, sàng lọc, chẩn đoán và quản lí điều trị.

Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích 143 người đái tháo đường và sử dụng thang điểm Beck để dánh giá trầm cảm, thang điểm Haminton để đánh giá rối loạn lo âu.

Kết quả: Trên thang điểm trầm cảm BECK, số BN trầm cảm chiếm 42% (60 bệnh nhân). Trên thang điểm lo âu Hamilton, số BN lo âu chiếm 56,6% (81 bệnh nhân). Theo điểm số thang Beck: Nhóm trầm cảm nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó lần lượt là các nhóm trầm cảm vừa, ít nhất là trầm cảm nặng. Theo điểm số thang Hamilton: Nhóm lo âu nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó lần lượt đến các nhóm lo âu nhẹ/lo âu vừa và thấp nhất là nhóm lo âu nặng. Có tới 76,5% BN có biểu hiện trầm cảm,lo âu sau khi phát hiện mắc ĐTĐ hoặc sau khi có diễn biến nặng lên của bệnh lý ĐTĐ; 23,5% có biểu hiện trầm cảm tự nhiên.

Kết luận: Tỷ lệ rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 rất cao, nhưng đa số là mức độ nhẹ và vừa; tuy nhiên tỉ lệ mức độ nặng cần phải điều trị lần lượt là 8,3% và 21%.

Từ khóa: Đái tháo đường, trầm cảm, Rối loạn lo âu, type 2                                            

RESEARCH ON DEPRESSION AND ANXIETY PROBLEM AMONG TYPE 2 DIABETES PATIENTS AT SAINTPAUL GENERAL HOSPITAL

Summary

Objectives: To determine the prevalence of depression and anxiety disorders in patients with type 2 diabetes, recommending early detection, screening, diagnosis, and treatment management.

Methods: The study used a cross-sectional descriptive study, analyzed 143 people with diabetes, and used the Beck score to assess depression and the Hamilton score to assess anxiety disorders.

Results: On the BECK depression score, the number of depressed patients accounted for 42% (60 patients). On the Hamilton anxiety score, the number of anxious patients accounted for 56.6% (81 patients). According to the Beck score: The mild depression group accounted for the highest rate, followed by the moderate depression group, with at least severe depression. According to the Hamilton scale score: The mild anxiety group accounted for the highest percentage, followed by the mild anxiety/moderate anxiety group and the lowest severe anxiety group. Up to 76.5% of patients have symptoms of depression and anxiety after being diagnosed with diabetes or after the progression of diabetes; 23.5% had natural depression.

Conclusion: The rate of depression and anxiety disorders in patients with type 2 diabetes is very high, but most are mild and moderate; however, the severity requiring treatment was 8.3% and 21%, respectively.

Keywords: Diabetes, depression, Anxiety disorder, type 2