NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, SUY GIẢM DUNG NẠP GLUCOSE TẠI HÀ NỘI

Nguyễn Thành Lâm, Tạ Văn Bình, Đỗ Đình Tùng, Phạm Thúy Hường

Tóm tắt:

Mục tiêu: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) đang trở thành “Đại dịch” của thế kỷ 21 với tỉ lệ mắc ngày càng gia tăng nhanh chóng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng ĐTĐ tại một số địa điểm nội và ngoại thành của Thành phố Hà Nội.

Phương pháp: Tổng số đối tượng nghiên cứu là 1060 người độ tuổi từ 20-74 tuổi, đang sống ở Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu mô tả, cắt ngang theo công thức cỡ mẫu nghiên cứu mô tả. Chọn ngẫu nhiên 2 khu vực điều tra một ở nội thành, một ở ngoại thành. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được hỏi bệnh, khám, làm nghiệm pháp tăng glucose máu.

Kết quả: tỷ lệ bệnh ĐTĐ là 5,7% rối loạn dung nạp glucose 7,4%, tỷ lệ người chưa được chẩn đoán xấp xỉ 60%. Nghiên cứu này cũng chứng minh mối liên quan giữa sống trong khu vực nội đô, tình trạng thừa cân/béo phì, tăng huyết áp với bệnh ĐTĐ.

Kết luận: Có mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ thừa cân/béo phì, tăng huyết áp với tỉ lệ nguy cơ mắc đái tháo đường. Sống trong nội thành có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ cao hơn sống ở ngoại thành.

Từ khóa: đái tháo đường, yếu tố nguy cơ, lối sống, can thiệp

RESEARCH ON CHARACTERISTICS OF DIABETES, PEOPLE WITH IMPAIRED GLUCOSE TOLERANCE IN HANOI AND THE RELATIONS TO RISK FACTORS

Summary:

Objective: Diabetes is becoming a "pandemic" of the 21st century with a rapidly increasing incidence in the world, including Vietnam. The study aims to assess the status of diabetes in some areas in Ha Noi.

Methods: The total study subjects were 1060 people aged 20-74 living in Hanoi. Descriptive, cross-sectional study design according to the descriptive study sample size formula. Randomly select two investigation areas. The subjects participating in the study were asked about their disease, examined, and OGTT.

Results: the rate of diabetes was 5.7%, with impaired glucose tolerance at 7.4%, and the rate of undiagnosed people was approximately 60%. This study also demonstrated the association between living in urban areas, overweight/obesity, high blood pressure, and diabetes.

Conclusion: There is a relationship between the risk factors of overweight/obesity, hypertension, and the risk of diabetes. Living in urban areas has a higher risk of diabetes than living in the suburbs.

Keywords: diabetes, risk factors, lifestyle, intervention

Bài viết khác

0983609369

© TẠP CHÍ SỨC KHỎE NỘI TIẾT. All rights reserved.